M&E là viết tắt của Mechanical & Electrical (hiểu theo tiếng việt nghĩa là cơ khí & điện-mà người ta thường viết tắt là ngành kỹ sư cơ điện). Ở Việt Nam hiện nay, việc thiết kế M&E được hiểu là các kỹ sư làm việc trong các lĩnh vực thiết kế, thi công, tư vấn…cho các công trình nhà ở, các khu chung cư cao tầng, các khu và các bộ phận phức hợp, nhưng thực chất đây là một lĩnh vực rất rộng.
Để trở thành một người thiết kế M&E giỏi, ngoài nắm vững kiến thức lý thuyết, bạn phải trao dồi kinh nghiệm trong công việc, không ngừng học hỏi thủ thật thi công của các công nhân nhiều kinh nghiệm cũng như cách điều hành tổ chức của cấp trên.
Chúng ta có thể tìm hiểu khái quát về hệ thống M&E như sau: Hệ thống M&E được chia làm bốn hạng mục chính:
1.Hệ thống thông gió và điều hòa không khí ( Heating Ventilation Air Conditioning, gọi tắt là HVAC)
2. Cấp thoát nước và thiết bị vệ sinh ( Plumbing & Sanitary,gọi tắt là P&S)
3. Phần Điện ( Electrical)
4. Hệ thống báo cháy và chữa cháy ( Fire alarm & Fire fighting).
Trong 4 hạng mục trên thì phần Điện chiếm khoảng 40-60% khối lượng phần M&E ( Tùy từng dự án, thậm chí có thể lên tới 70,80%). Về phần Điện thì ta có thể chia làm các phần sau đây:
Điện nặng bao gồm:
1. Main power supply: là hệ thống cấp nguồn chính, bao gồm các tủ trung thế, đường dây trung thế, máy biến áp 24kV/0.4kV và các tủ đóng cắt chính ( gọi là MSB, main switch board). Có thể có thêm (Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp: Automatic Voltage Regulator System, gọi tắt là AVR)
2. Hệ thống các tủ điện phân phối: Submain power supply ( bao gồm cấp điện cho động lực, sản xuất, chiếu sáng, ổ cắm…)
3. Hệ thống chiếu sáng sinh hoạt: Lighting
4. Hệ thống ổ cắm: Socket outlet
5. Hệ thống chiếu sáng sự cố: Emergency lighting ( đèn exit, đèn emergency)
6. Hệ thống tiếp địa: Earthing system ( or grounding system)
7. Hệ thống chống sét: Lightning protection system ( bao gồm các cọc tiếp địa và kim thu sét, khác hệ thống tiếp địa)
Điện nhẹ
1. Hệ thống mạng Lan và Internet: Data network system
2. Hệ thống điện thoại: Telephone system
3. Hệ thống an ninh giám sát: Security & Supervisior system.
4. Hệ thống PA ( public address system) ….
Để trở thành một kỹ sư thiết kế chuyên nghiệp, chúng ta cần phải lưu ý ghi nhớ một số điểm vô cùng quan như sau:
– Nếu như bạn muốn chuyên về làm thiết kế thì những kiến thức lý thuyết học ở trường cũng khá là quan trọng. Bạn cần trang bị thêm cho bản than mình vốn kiến thức về các bộ tiêu chuẩn quốc tế về điện khác nhau. Có công ty thiết kế chuyên dùng chuẩn châu Âu, có công ty lại hay dùng chuẩn Úc, chuẩn Mỹ, rồi nhiều công ty cũng dùng tiêu chuẩn Việt Nam. Vậy nên bạn cần đọc thêm về các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau này.
– Kinh nghiệm thực tế là một trong những điều vô cùng quan trọng. Vậy nên chúng ta cần giành vài tháng đến ít nhất 1 năm ra ngoài công trường để học hỏi thêm về kinh nghiệm thực tế thì thiết kế của bạn mới mang tính ứng dụng được.
– Trong các công ty thiết kế , họ có kỹ sư điện thiết kế điện, và kỹ sư lạnh thiết kế HVAC, rồi có khi có cả riêng kỹ sư cấp thoát nước, PCCC…Bạn cần nắm thêm chút kiến thức cơ bản về các mảng khác ngoài điện. Nếu bạn không có cơ bản, bạn cứ chỉ biết vẽ lên hạng mục điện của mình mà không cần quan tâm đến việc có va chạm với các hạng mục khác không thì thiết kế của bạn sẽ bị lủng, thậm chí có phần đơn điệu.
– Để thiết kế tốt, quan trọng nữa trước khi tiến vào nghề là bạn phải đọc được các bản thiết kế tốt. Muốn thiết kế giỏi, trước hết học cách đọc giỏi các thiết kế của người khác. Đọc hiểu, phân tích, ghi nhớ, rút ra kinh nghiệm thì bạn mới củng cố một vốn kiến thức nhất định.
– Thiết kế M&E khá là khô khan, không nhiều tính sáng tạo như bên kiến trúc, xây dựng, nội thất…M&E đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỷ luật. Các nguyên tắc thiết kế căn bản phải được coi trọng. Vậy nên cần phải rèn cho bản thân tính kỷ luật và làm việc có nguyên tắc, giờ giấc đúng quy định.
– Thêm nữa, đó là về tính làm việc theo đội, theo tổ nhóm (team work) tạo nên sự đoàn kết để có thể tiến lên các nấc thang cao hơn trong sự nghiệp.
– Công việc thiết kế M&E là một công việc khó, nhưng cũng vô cùng thú vị, bởi nó sẽ trang bị cho mỗi người ngoài những kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, còn trang bị thêm cho ta các kỹ năng khác trong cuộc sống, như giao tiếp chẳng hạn!