BIỆN PHÁP SÚC RỬA ĐƯỜNG ỐNG CHILLER

Hệ thống chiller làm mát trước khi đưa vào sử dụng cần được súc rửa vệ sinh đường ống để loại bỏ dầu mỡ, bùn đất và các vảy hàn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ăn mòn điện hoá, quá trình súc rửa đường ống thụ động bề mặt đường ống và thiết bị bảo vệ khỏi sự ăn mòn trong quá trình hoạt động. Ngoài ra xử lý nước cho hệ thống chiller giúp hệ thống loại bỏ được cáu cặn bám trên bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt từ đó chiller hoạt động được ổn định và lâu dài. Vậy súc rửa vệ sinh đường ống và xử lý nước cho hệ thống chiller như thế nào các bạn cùng LONG PHỤNG tìm hiểu trong bài viết nhé.

I. Chiller là gì?


Chiller là loại máy phát sinh ra nguồn lạnh để làm lạnh môi trường, các đồ vật, thực phẩm. Ở máy lạnh người ta luôn thấy 1 nguồn lạnh và 1 nguồn nóng hơn môi trường xung quanh dù chạy với nguyên lý nào. Thực ra máy lạnh cũng là máy bơm nhiệt. Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta gọi cho thích hợp. Ở máy lạnh nguồn lạnh được sử dụng là mục đích chính, trong khi máy bơm nhiệt, nguồn nóng chủ yếu phục vụ chính cho nhu cầu.

Nhiều trường hợp thuận lợi ta có thể thiết kế sử dụng cả hai nguồn nóng và lạnh, tiết kiệm được rất nhiều năng lượng. là máy sản xuất nước lạnh dùng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, sử dụng nước là chất tải lạnh. Nước sẽ được làm lạnh qua bình bốc hơi (thường vào 12 độ và ra 7 độ). Thực chất máy chiller gồm 4 thiết bị chính của chu trình nhiệt căn bản là máy nén, van tiết lưu, thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi.

Ngoài ra có thêm một số thiết bị khác. Thường thì chiller được sản xuất nguyện cụm không tách rời. Chiller phải đạt tiêu chuẩn theo ARI Việc phân loại chiller có nhiều cách: Như theo máy nén (Piston, trục vít, xoắn ốc, ly tâm..), theo thiết bị ngưng tụ như giải nhiệt nước (water-cooled), hay giải nhiệt gió(Air-cooled), loại thiết bị hồi nhiệt (heat recovery), loại lưu lượng qua bình bốc hơi không thay đổi hay thay đổi lưu lượng nước.

II. Tại sao phải súc rửa vệ sinh đường ống và xử lý nước cho hệ thống chiller?

Hệ thống tháp giải nhiệt, cooling tower, chiller mới trong quá trình lắp đặt sẽ có rất nhiều gỉ sét và dầu mỡ, nếu không được vệ sinh kỹ trước khi vận hành sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống, đặc biệt một số hệ thống sẽ có hiện tương nước bị đỏ kéo dài do gỉ sắt và ăn mòn gây ra.

Hệ thống tháp giải nhiệt, chiller và đường ống mới cần phải được tẩy rửa trước khi đi vào hoạt động vì các lý do sau đây:
  • Trong hệ thống đường ống và thiết bị mới lắp đặt chứa nhiều thành phần: dầu mỡ tích tụ từ quá trình bôi trơn ở các mối nối, quá trình thực hiện lắp ghép các bộ phận thiết bị của hệ thống.
  • Trong hệ thống mới còn chứa nhiều các gỉ kim loại (Fe2O3, FeO, AI2O3,CuO…) được hình thành từ việc oxi hóa của oxi trong môi trường không khí tác động lên bề mặt kim loại trong suốt thời gian lắp đặt.
  • Nếu các thành phần dầu mỡ và gỉ kim loại này không được tẩy rửa trước khi hệ thống đi vào hoạt động thì sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến thiết bị và chất lượng nước.
  • Các chất bẩn dầu mỡ, gỉ kim loại đóng bám trên bề mặt truyền nhiệt của hệ thống cũng làm giảm hiệu quả truyền nhiệt của thiết bị, gây tiêu tốn năng lượng…
  • Các thành phần lơ lửng trong nước trong quá trình di chuyển có thể va đập vào bề mặt thiết bị gây nên sự ăn mòn, hư hỏng, giảm hiệu quả truyền nhiệt của bề mặt thiết bị.

III. Quy Trình Các Bước Súc Rửa Vệ Sinh Đường Ống Chiller

Để thực hiện việc súc rửa vệ sinh đường ống ta thực hiện quy trình các bước như sau:

Quy trình súc rửa đường ống Chiller
Quy trình súc rửa đường ống Chiller

Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ống

  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đường ống, kiểm tra các vị trí van khoá, các điểm đấu nối của đường ống và thiết bị
  • Kiểm tra đường cấp nước cho hệ thống và điện cho hệ thống bơm tẩy rửa
  • Kiểm tra hoạt động của bơm tẩy rửa

Bước 2: Cấp nước vào hệ thống đường ống

  • Mở van nước cấp. Nước sẽ được cấp vào trong bể chứa nước của hệ thống.
  • Tiến hành bơm tuần hoàn nước sạch trong vòng 30 phút để kiểm tra lại toàn bộ các hệ thống xem có rò rỉ hay không để kịp thời sửa chữa, khắc phục.
  • Áp lực nước kiểm tra bằng 1.5 lần áp lực nước làm việc

Bước 3: Cấp và pha trộn hoá chất vào hệ thống đường ống

  • Bật bơm tuần hoàn để nước được lưu thông trong đường ống
  • Bắt đầu dùng bơm hoá chất bơm từ từ hoá chất tẩy rửa vào hệ thống để hoá chất được hoà tan đều
  • Pha hoá chất ở một tỉ lệ nhất định đã được tính toán theo phương án. Thông thường là 2kg/m3 tính trên tổng lượng nước có  trong hệ thống.

Bước 4: Tẩy rửa hệ thống đường ống

  • Tiến hành bật bơm tuần hoàn hóa chất tẩy qua toàn bộ hệ thống đường ống và hồi về bể chứa.
  • Thời gian làm sạch hệ thống đường ống tuần hoàn là 24 – 48h tuỳ thuộc vào kết quả phân tích nước.
  • Trong quá trình tẩy rửa hệ thống. Kiểm tra thường xuyên bơm và hệ thống đường ống để chủ động xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình bơm.

Bước 5: Lấy mẫu nước phân tích

  • Trong khi bơm tuần hoàn dung dịch, định kỳ cứ 5 giờ chúng ta lấy mẫu nước 1 lần để kiểm tra chỉ tiêu: pH, TDS, độ đục của nước.
  • Thông thường  pH duy trì trong khoảng 8 – 10 tuỳ thuộc vào chất lượng nước cấp.
  • Khi giữa 2 lần kết quả phân tích nước không đổi chứng tỏ hệ thống đã được vệ sinh sạch và kết thúc quá trình súc rửa.

Bước 6: Xả đáy của hệ thống

  • Trong quá trình súc rửa đường ống, hoá chất sẽ hoà tan dầu mỡ, rỉ sắt và bùn đất vào trong nước
  • Tiến hành xả đáy khi thấy nước trong hệ thống trở nên bẩn và quá bão hòa với các chất ô nhiễm.
  • Quá trình xả được tiến hành tùy theo độ đục để xả đáy một cách hợp lý tránh lãng phí nước và hoá chất.
  • Bổ sung lượng nước và hóa chất hợp lý để đảm bảo tẩy sạch hệ thống.

Bước 7: Xả bỏ toàn bộ dung dịch và súc rửa hệ thống

  • Sau khi kết thúc quá trình bơm tuần hoàn hóa chất tẩy thì hệ thống sẽ được xả bỏ toàn bộ dung dịch tẩy cùng cặn bẩn ra ngoài thông qua các van xả.
  • Tiếp tục cấp nước sạch và bật bơm tuần hoàn của hệ thống để tiến hành súc rửa hệ thống.
  • Tiến hành súc rửa hệ thống 2 đến 3 lần sau đó đưa hệ thống vào hoạt động bình thường.

Hệ thống chiller làm mát trước khi đưa vào sử dụng cần được súc rửa vệ sinh đường ống để loại bỏ dầu mỡ, bùn đất và các vảy hàn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ăn mòn điện hoá, quá trình súc rửa đường ống thụ động bề mặt đường ống và thiết bị bảo vệ khỏi sự ăn mòn trong quá trình hoạt động. Ngoài ra xử lý nước cho hệ thống chiller giúp hệ thống loại bỏ được cáu cặn bám trên bề mặt thiết bị trao đổi nhiệt từ đó chiller hoạt động được ổn định và lâu dài. Vậy súc rửa vệ sinh đường ống và xử lý nước cho hệ thống chiller như thế nào các bạn cùng LONG PHỤNG tìm hiểu trong bài viết nhé.

I. Chiller là gì?


Chiller là loại máy phát sinh ra nguồn lạnh để làm lạnh môi trường, các đồ vật, thực phẩm. Ở máy lạnh người ta luôn thấy 1 nguồn lạnh và 1 nguồn nóng hơn môi trường xung quanh dù chạy với nguyên lý nào. Thực ra máy lạnh cũng là máy bơm nhiệt. Tùy theo mục đích sử dụng mà người ta gọi cho thích hợp. Ở máy lạnh nguồn lạnh được sử dụng là mục đích chính, trong khi máy bơm nhiệt, nguồn nóng chủ yếu phục vụ chính cho nhu cầu.

Nhiều trường hợp thuận lợi ta có thể thiết kế sử dụng cả hai nguồn nóng và lạnh, tiết kiệm được rất nhiều năng lượng. là máy sản xuất nước lạnh dùng trong hệ thống điều hòa không khí trung tâm, sử dụng nước là chất tải lạnh. Nước sẽ được làm lạnh qua bình bốc hơi (thường vào 12 độ và ra 7 độ). Thực chất máy chiller gồm 4 thiết bị chính của chu trình nhiệt căn bản là máy nén, van tiết lưu, thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi.

Ngoài ra có thêm một số thiết bị khác. Thường thì chiller được sản xuất nguyện cụm không tách rời. Chiller phải đạt tiêu chuẩn theo ARI Việc phân loại chiller có nhiều cách: Như theo máy nén (Piston, trục vít, xoắn ốc, ly tâm..), theo thiết bị ngưng tụ như giải nhiệt nước (water-cooled), hay giải nhiệt gió(Air-cooled), loại thiết bị hồi nhiệt (heat recovery), loại lưu lượng qua bình bốc hơi không thay đổi hay thay đổi lưu lượng nước.

II. Tại sao phải súc rửa vệ sinh đường ống và xử lý nước cho hệ thống chiller?

Hệ thống tháp giải nhiệt, cooling tower, chiller mới trong quá trình lắp đặt sẽ có rất nhiều gỉ sét và dầu mỡ, nếu không được vệ sinh kỹ trước khi vận hành sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống, đặc biệt một số hệ thống sẽ có hiện tương nước bị đỏ kéo dài do gỉ sắt và ăn mòn gây ra.

Hệ thống tháp giải nhiệt, chiller và đường ống mới cần phải được tẩy rửa trước khi đi vào hoạt động vì các lý do sau đây:
  • Trong hệ thống đường ống và thiết bị mới lắp đặt chứa nhiều thành phần: dầu mỡ tích tụ từ quá trình bôi trơn ở các mối nối, quá trình thực hiện lắp ghép các bộ phận thiết bị của hệ thống.
  • Trong hệ thống mới còn chứa nhiều các gỉ kim loại (Fe2O3, FeO, AI2O3,CuO…) được hình thành từ việc oxi hóa của oxi trong môi trường không khí tác động lên bề mặt kim loại trong suốt thời gian lắp đặt.
  • Nếu các thành phần dầu mỡ và gỉ kim loại này không được tẩy rửa trước khi hệ thống đi vào hoạt động thì sẽ gây ra các ảnh hưởng không tốt đến thiết bị và chất lượng nước.
  • Các chất bẩn dầu mỡ, gỉ kim loại đóng bám trên bề mặt truyền nhiệt của hệ thống cũng làm giảm hiệu quả truyền nhiệt của thiết bị, gây tiêu tốn năng lượng…
  • Các thành phần lơ lửng trong nước trong quá trình di chuyển có thể va đập vào bề mặt thiết bị gây nên sự ăn mòn, hư hỏng, giảm hiệu quả truyền nhiệt của bề mặt thiết bị.

III. Quy Trình Các Bước Súc Rửa Vệ Sinh Đường Ống Chiller

Để thực hiện việc súc rửa vệ sinh đường ống ta thực hiện quy trình các bước như sau:

Quy trình súc rửa đường ống Chiller
Quy trình súc rửa đường ống Chiller

Bước 1: Kiểm tra toàn bộ hệ thống đường ống

  • Kiểm tra lại toàn bộ hệ thống đường ống, kiểm tra các vị trí van khoá, các điểm đấu nối của đường ống và thiết bị
  • Kiểm tra đường cấp nước cho hệ thống và điện cho hệ thống bơm tẩy rửa
  • Kiểm tra hoạt động của bơm tẩy rửa

Bước 2: Cấp nước vào hệ thống đường ống

  • Mở van nước cấp. Nước sẽ được cấp vào trong bể chứa nước của hệ thống.
  • Tiến hành bơm tuần hoàn nước sạch trong vòng 30 phút để kiểm tra lại toàn bộ các hệ thống xem có rò rỉ hay không để kịp thời sửa chữa, khắc phục.
  • Áp lực nước kiểm tra bằng 1.5 lần áp lực nước làm việc

Bước 3: Cấp và pha trộn hoá chất vào hệ thống đường ống

  • Bật bơm tuần hoàn để nước được lưu thông trong đường ống
  • Bắt đầu dùng bơm hoá chất bơm từ từ hoá chất tẩy rửa vào hệ thống để hoá chất được hoà tan đều
  • Pha hoá chất ở một tỉ lệ nhất định đã được tính toán theo phương án. Thông thường là 2kg/m3 tính trên tổng lượng nước có  trong hệ thống.

Bước 4: Tẩy rửa hệ thống đường ống

  • Tiến hành bật bơm tuần hoàn hóa chất tẩy qua toàn bộ hệ thống đường ống và hồi về bể chứa.
  • Thời gian làm sạch hệ thống đường ống tuần hoàn là 24 – 48h tuỳ thuộc vào kết quả phân tích nước.
  • Trong quá trình tẩy rửa hệ thống. Kiểm tra thường xuyên bơm và hệ thống đường ống để chủ động xử lý các sự cố xảy ra trong quá trình bơm.

Bước 5: Lấy mẫu nước phân tích

  • Trong khi bơm tuần hoàn dung dịch, định kỳ cứ 5 giờ chúng ta lấy mẫu nước 1 lần để kiểm tra chỉ tiêu: pH, TDS, độ đục của nước.
  • Thông thường  pH duy trì trong khoảng 8 – 10 tuỳ thuộc vào chất lượng nước cấp.
  • Khi giữa 2 lần kết quả phân tích nước không đổi chứng tỏ hệ thống đã được vệ sinh sạch và kết thúc quá trình súc rửa.

Bước 6: Xả đáy của hệ thống

  • Trong quá trình súc rửa đường ống, hoá chất sẽ hoà tan dầu mỡ, rỉ sắt và bùn đất vào trong nước
  • Tiến hành xả đáy khi thấy nước trong hệ thống trở nên bẩn và quá bão hòa với các chất ô nhiễm.
  • Quá trình xả được tiến hành tùy theo độ đục để xả đáy một cách hợp lý tránh lãng phí nước và hoá chất.
  • Bổ sung lượng nước và hóa chất hợp lý để đảm bảo tẩy sạch hệ thống.

Bước 7: Xả bỏ toàn bộ dung dịch và súc rửa hệ thống

  • Sau khi kết thúc quá trình bơm tuần hoàn hóa chất tẩy thì hệ thống sẽ được xả bỏ toàn bộ dung dịch tẩy cùng cặn bẩn ra ngoài thông qua các van xả.
  • Tiếp tục cấp nước sạch và bật bơm tuần hoàn của hệ thống để tiến hành súc rửa hệ thống.
  • Tiến hành súc rửa hệ thống 2 đến 3 lần sau đó đưa hệ thống vào hoạt động bình thường.